Thứ 4, 12/4/2024

Thông tin đăng tải trên trang này phục vụ mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với điều kiện cần ghi rõ nguồn khi sử dụng. Tư vấn GeoViệt khuyến khích quý vị trao đổi kinh nghiệm của mình bằng cách gửi bài cho chúng tôi
Hotline: (024) 62657729 / 0838286123
  • Góc Kỹ thuật
  • |
  • GIS

Tiếp theo phần I và II trước đây, Phần III của loạt bài viết này trình bày kết quả mô hình hóa không gian đối với thị trường nhà ở tại Hà Nội sử dụng công cụ Spatial Statistics của ArcGIS 10.2. Các yếu tố cấu thành lên giá cả nhà đất tại các khu vực khác nhau của Hà Nội theo lý thuyết Vị thế - Chất lượng (H. H. Phê & P. Wakely, 2000) được tiếp tục nghiên cứu qua mô hình hồi quy không gian GWR.

Các yếu tố đóng góp đáng kể cho sự biến động của giá nhà gồm vị trí và chất lượng xây dựng được đánh giá với mức độ quan trọng trong cấu thành lên giá nhà được xác định chi tiết cho các khu vực khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Giải quyết các yêu cầu về cộng tuyến và tính tự tương quan không gian, mô hình GWR giúp cân nhắc đến tác động của các cực vị thế không gian mới xuất hiện tại Hà Nội và dự đoán tốt hơn giá nhà tại Hà Nội (so với mô hình OLS).

 

Các động lực để một đô thị hình thành và phát triển thường dựa trên một trong ba điều kiện cơ bản - đó là (1) điều kiện tự nhiên; (2) điều kiện thị trường; và (3) điều kiện chính trị - xã hội. Điều kiện tự nhiên gồm các yếu tố như vị trí địa lý, nguồn nước và khả năng dịch chuyển thuận lợi là động lực quan trọng tạo thị ban đầu dưới dạng trung tâm đô thị đơn cực. Dần dần, điều kiện thị trường gắn liền với dân số phát triển và điều kiện chính trị - xã hội tham gia vào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị và điều chỉnh sự phát triển không gian đô thị theo hướng mở rộng và đa cực hóa.
Sử dụng các công cụ xử lý, tích hợp dữ liệu của GIS, các chỉ số không gian đặc trưng cho sự phát triển của đô thị Hà Nội được xây dựng bao gồm: (1) mật độ dân số; (2) mật độ đường giao thông; và (3) các chỉ số không gian được tính toán từ giá nhà ở hoặc các thuộc tính liên quan dựa trên hàm khoảng cách từ vị trí của từng đơn vị nhà đất đến trung tâm thành phố hoặc các trung tâm khu vực về hành chính, thương mại….
 

 

Thống kê không gian – Spatial Statistics – là một tập hợp các kỹ thuật khám phá nhằm mô tả và mô hình hóa các phân bố không gian, các mô hình, quá trình và các mối quan hệ không gian. Trong khi có sự tương tự giữa thống kê không gian và thống kê truyền thống (phi không gian) về các khái niệm và mục tiêu, thì các phương pháp thống kê không gian chỉ đặc biệt được phát triển cho phân tích dữ liệu không gian. Không giống như các phương pháp thống kê phi không gian truyền thống, thống kê không gian tích hợp trực tiếp yếu tố không gian (tính lân cận, tính khu vực, tính kết nối hoặc/và các quan hệ không gian khác) vào trong các công thức tính toán. 
 
Phân tích thống kê không gian thường được sử dụng trong phân tích cấu trúc không gian đô thị, phân tích địa lý kinh tế, phân tích mô hình bầu cử, phân tích bán lẻ, phân tích tội phạm, dịch tễ học, phân tích tai nạn giao thông, và nhân khẩu...
Với khả năng tạo nền tảng hữu cơ là tham chiếu địa lý để tích hợp, kết nối với các nguồn thông tin khác nhau, công nghệ GIS ngày càng được áp dụng trong tất cả các khâu từ quy hoạch và quản lý phát điện, truyền tải đến phân phối điện. Các Tổng Công ty điện lực trên cả nước đã và đang nỗ lực đưa công nghệ GIS vào quản lý vận hành lưới điện nhằm nâng cao hiệu quả và cải thiện dịch vụ khách hàng. Nhiều thành tựu đã đạt được nhưng cũng còn nhiều thách thức phía trước để hệ thống GIS thực sự là nền tảng giúp đáp ứng nhu cầu và giải quyết những thách thức ngành điện…

Làm thế nào để xác định được khách hàng tiềm năng cho từng khu vực bán hàng? Làm thế nào để tạo ra giao thông thương mại tại các điểm bán hàng?

Quy mô cạnh tranh cho sản phẩm thực sự là ở đâu? Nơi nào khách hàng cư ngụ, nơi nào doanh nghiệp sẽ đạt doanh thu cao nhất? Có hàng loạt những trăn trở thường trực trong mọi doanh nghiệp trên con đường đi tìm thị trường tiềm năng như: Bài toán về lựa chọn khách hàng, điểm bán, phân khúc; bài toán về xác định vùng kinh doanh, đối thủ, khách hàng, kênh phân phối; bài toán về phân tích thị trường, thị phần, thương hiệu. Ngay cả đối với những người làm quản lý, những người hiểu rất rõ về thị trường của mình thì họ vẫn cần một cách nhìn mới tổng quan về thị trường.

1